Cảng Thanh Hóa nằm ở vị trí trung tâm Bắc Trung Bộ với số lượng hàng hóa được bốc xếp thông qua Cảng đạt khoảng 0,5 triệu tấn, số lượng tàu cập cầu trung bình 300 tàu/năm.
Năm 2013, Công ty chính thức chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần với số vốn điều lệ 41 tỷ đồng.
Định hướng đến năm 2030, Cảng Thanh Hóa là cảng vệ tinh của cảng loại I Nghi Sơn, hỗ trợ cho sự liên kết các cảng trong khu vực và trong cả nước với công suất thiết kế từ 0,5 triệu
Hiện nay, Công ty cổ phần Cảng Thanh Hóa đang quản lý và khai thác cảng Lễ Môn với các hoạt động chính là dịch vụ Cảng: bốc xếp và giao nhận hàng hóa, dịch vụ cầu bến, cho thuê kho, bãi; bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng khí và các sản phẩm liên quan như xăng, dầu, cồn công nghiệp, than ...; cung cấp dịch vụ vận chuyển đường biển, dịch vụ đóng bao bì hàng rời (25kg, 50kg...)
Tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ xếp dỡ hàng hóa chiếm 72,48% trong doanh thu thuần của công ty, các hoạt động kinh doanh nhiên liệu chiếm hơn 27% trong cơ cấu doanh thu thuần.
Lợi nhuận sau thuế của Công ty cổ phần Cảng Thanh Hóa đạt 918 triệu đồng năm 2016, tăng 106% so với năm trước đó, 6 tháng đầu năm 2017 đạt 303 triệu đồng.
Thủy triều
Chế độ thủy triều: nhật triều thuần nhất
Chênh lệch thủy triều: 1,0~1,5m
Chênh lệch bình quân: 1,3m
Mớn nước cao nhất tàu ra vào: -3,7 m
Tọa độ
Vị trí vào Cảng 19°48'00”N - 105°49'00”E
Điểm đón trả hoa tiêu: 19°47'01”N - 105°49'58”E
16 Km
Dài: 16 Km. Độ sâu luồng: -0,5m đến -2,1m
Đáy luồng hàng hải rộng: 50m
4 cầu cảng
Dài: 87-132m. Rộng: 10,3-12m. Sâu: -5,0m
Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận: 3.000 DWT
Tương lai tiếp nhận tàu 5.000 DWT